Nhắc đến lá mơ lông, nhiều người thường nghĩ ngay tới món thịt chó. Vì lá mơ lông là mọt lau rau sống dùng ăn kèm với thịt chó sẽ rất hợp. Tuy nhiên, tác dụng lá mơ lông không chỉ dừng lại ở vai trò đó, loại lá này còn có hiệu quả chữa bệnh, là một vị thuốc vô cùng độc đáo trong dân gian nữa đấy!
Tác dụng lá mơ lông là gì?
Lá mơ, hay còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác như ngưu bì đống, co tốt ma, khau tất ma, mơ tròn, mơ tam thể, dây mơ lông, ngũ hương đằng, mẫu cầu đằng…
Trên phương diện khoa học, lá mơ lông có tên gọi là Peaderia scandens. Đây là một loại cây leo, có khả năng sinh trưởng mãnh liệt.
Lá mơ lông có tính mát, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, mạnh tỳ vị, sát khuẩn, tiêu thực, chữa phong tê thấp, giải độc, tẩy giun… Tuy nhiên, tác dụng lá mơ lông thông dụng nhất có lẽ là chữa các bệnh về đường tiêu hoá.
Trong y học cổ truyền, lá mơ lông có tính bình, vị chua. Loại lá này hay được các thầy thuốc sử dụng để điều trị các bệnh như trừ phong hoạt huyết, tiêu thực đạo trệ, chỉ thống giải độc, trừ thấp tiêu thũng.
Nói đơn giản, tác dụng lá mơ lông được phát huy hiệu quả khi làm thành thuốc chữa các bệnh như đau khớp, kiết lỵ, đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ suy dinh dưỡng, gan, lách to, sa trực tràng, mụn nhọt ở lưng, khí hư…
Một số bài thuốc thể hiện tác dụng lá mơ lông
Sôi bụng, ăn uống khó tiêu: Dùng 1 nắm lá mơ lông tươi, rửa sạch. Ăn kèm lá này với cơm hoặc giã nát lấy nước uống. Thực hiện liên tục trong 2-3 ngày.
Chữa bệnh tiêu chảy do bị nóng: Nếu bị tiêu chảy do nóng trong với các triệu chứng như nước tiểu vàng, đầy hơi, bụng quặn đau, khát nước nhiều, đầy hơi, hậu môn nóng rát. Chuẩn bị 16g lá mơ lông, 8g nụ sim. Sắc thành thuốc nước, đổ 500ml nước, sắc tới khi còn 200ml.
Chữa trị đau dạ dày: Dùng 20-30g lá mơ lông sạch, giã nước uống mỗi ngày. Cứ kiên trì thực hiện sẽ thấy được hiệu quả.
Chữa chứng bí tiểu: Nếu bạn bị sỏi thận gây bí tiểu, dùng lá mơ lông sắc lấy nước thuốc uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần.
Co giật: Đây là tác dụng lá mơ lông nhiều người biết. Chỉ cần dùng 15-60g lá mơ lông tươi, cho vào nồi, thêm 1 bát nước ấm, 1 chút muối. Khuấy đều để vắt lấy nước uống trước khi ăn tối.
Chữa bệnh cảm lạnh: Hấp chính 25 lá mơ lông, hoặc có thể ăn sống trực tiếp.
Làm lành các vết thương: Chỉ cần dùng 1 nắm lá mơ lông, đem xay thật mịn, đắp lên các vết thương.
Chống viêm loét: Lấy một nắm lá mơ lông nghiền nát, vắt lấy 1 chén nước. Chia nước này làm 2-3 phần để uống trong 1 ngày.
Chữa trị ho gà: Dùng lá mơ với lượng 150g, kết hợp với bách bộ, rễ chanh, cỏ mần trầu, rau má, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 250g, cam thảo dây 150g, 100g trần bì, 50g gừng, đường kính. Sắc thành thuốc uống.
Trị mụn, ghẻ: Dùng 1 nắm lá mơ lông, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi chấm vào các nốt ghẻ.
Giảm đau: Nếu bạn thường bị đau bụng, đầy hơi, sình bụng, bí tiểu. Hãy dùng 15-60g lá mơ lông tươi, đun sôi với 3 bát nước. Uống nước này mỗi ngày một lần. Nước này có công dụng nhuận tràng, giảm đau, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể. Đồng thời, kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn.
Xem thêm: Chữa đau dạ dày bằng hạt thì là
Lá mơ lông tuy khá khó ăn, nhưng đây lại là một loại lá đem lại nhiều công dụng tốt cho chúng ta. Qua những thông tin về tác dụng lá mơ lông trên, chắc hẳn, nhiều người sẽ muốn thử dùng ngay loại lá này đấy!
